Sunday, January 20, 2019

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN, TRÁI CÂY

Quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN, TRÁI CÂY

TỔNG QUAN - QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN, TRÁI CÂY

Gần đây có rất nhiều người hỏi mình về quy trình xuất khẩu nông sản trái cây mà không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào. Tức là các bạn đang ở giai đoạn đầu tiên vẫn chưa tìm hiểu gì và cũng không biết xuất trái gì hay loại nông sản nào cả.

Các bạn kêu mình tư vấn toàn bộ quy trình chung chung cho tất cả mặt hàng nông sản. Điều đó là không thể, mỗi trái có cách xuất khác nhau, và phụ thuộc vào nước nhập là nước nào nữa. Tùy từng nước mà có những quy định khác nhau, vì vậy mình viết bài này để chia sẻ một cách tổng quát hơn cho các bạn nắm rõ hơn. Tất nhiên mình cũng không thể nắm rõ tất cả quy trình của từng trái và của từng nước… 

Mình chỉ đưa ra hướng đi để các bạn vừa đi vừa học hỏi thêm rồi tiến hành làm từ từ, phải có đam mê phải có nhiệt huyết. Chứ chờ người khác dọn ra các bạn ăn thì đó là điều phi lý. Không đủ đam mê thì chưa đủ năng lực để giúp nông dân xuất nông sản ra nước ngoài đâu.
Quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
Quy trình xuất khẩu nông sản, trai cây
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN, TRÁI CÂY

BƯỚC 1Xác định trái cây xuất nên chọn trái các bạn biết nhiều nhất, nơi trồng chuyên về loại trái đó. Như vậy thì mới có năng lực cạnh tranh chứ.

BƯỚC 2: Nghiên cứu thị trường (cái này mình nói hơi quy mô áp dụng công ty lớn nên thiếu thực tế cho người mới bắt đầu), tìm kiếm đối tác (thực tế hơn)

BƯỚC 3: Xác định nước đó đã cho phép nhập khẩu mặt hàng này chưa, với loại giống như thế nào tiêu chuẩn ra sao.

Ví dụ: có thể lên google search, lên web cục bảo vệ thực vật, gọi điện hỏi cục BVTV, hỏi người mua tại nước đó họ cần gì.

BƯỚC 4: Đọc những quy định để xuất trái cây vào nước đó.

Ví dụ: Những quy định khi nhập vào Úc sẽ khác những quy định vào Mỹ, Nhật Bản… với cùng một loại trai cây

BƯỚC 5: Ký hợp đồng, xúc tiến lô hàng, đến đây các bạn có thể thuê dịch vụ cho họ làm giúp những lần đầu tránh tổn thất chi phí vì hàng trái cây phải làm mọi thứ thật suông sẽ nhanh nhất vì nếu gặp vấn đề là hư hàng hóa hết. Tham khảo thêm quy trình Thủ tục xuất khẩu nông sản, trái cây nhé.

Quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
Qua 5 bước trên thì mình xin tóm gọn bằng một ví dụ nha:

BƯỚC 1: Anh A sống ở Long An ở đây anh rất hiểu rõ về Trái Thanh Long từ nhỏ tới lớn toàn ăn Thanh Long tự trồng tự làm không biết sao được. Một hôm đang ngồi nhìn trái Thanh Long thì anh nghĩ tại sao Thanh Long ngon thế này mà không mang đi xuất khẩu ra cho nước ngoài họ cùng thưởng thức chứ tại sao lại không. Thế là ảnh quyết định xuất khẩu trái Thanh Long.

BƯỚC 2: Mr. A lên mạng tìm hiểu thông tin ngay, lên google search tìm kiếm các thông tin ngay thế là anh được biết Thanh Long được rất nhiều nước nhập khẩu trên thế giới: Nhật Bản, HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ… Thế là anh đến nhà vườn chụp hình thu thập thông tin giá cả chất lượng hàng chuẩn bị để chào hàng thử trước… Sau đó anh ta đăng bài trên Facebook, Alibaba, các nhóm mua bán trên facebook, LinkedIn...

BƯỚC 3: Sau khi có khách hàng quan tâm, thì anh A sẽ biết họ ở Nước nào, liền check ngay nước đó có được nhập Thanh Long từ Việt Nam chưa. có thể check trực tiếp với họ xem họ cần những giấy tờ gì để nhập khẩu Thanh Long hoặc anh A sẽ gọi lên cục bảo vệ thực vật để hỏi có thể xuất Thanh Long vào nước đó không.

Quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
Quy trình xuất khẩu nông sản, trai cây
BƯỚC 4: Sau khi  tìm hiểu thì anh A biết rằng:

Để nhập Thanh Long vào Nhật cần:
Thanh long phải được Cơ quan bảo vệ thực vật của Việt Nam kiểm tra và cấp giấy chứng thực kiểm dịch không nhiễm sâu bệnh, đặc biệt ghi rõ không bị nhiễm ruồi đục quả.
Được Cục Bảo vệ Thực vật chứng nhận thanh long đã được tiến hành khử trùng tại nơi sản xuất bằng hơi nước nóng theo đúng nhiệt độ và quy trình phía Nhật Bản yêu cầu (Cục Bảo vệ Thực vật đóng dấu, dán giấy niêm phong).
Bao bì sản phẩm: phải ghi rõ thanh long đã được Cục Bảo vệ Thực vật kiểm tra chứng thực và ghi rõ “for Japan”.
Để nhập Thanh Long vào Châu Âu cần:
Phải được chứng nhận EUREGAP hoặc GlobalGAP.
Bị kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật một lần nữa tại cửa khẩu.
Vào siêu thị cần 3 yếu tố: (i) chất lượng sản phẩm; (ii) giá cả cạnh tranh và (iii) khả năng duy trì nguồn cung ổn định.
Người tiêu dùng châu Âu chuộng thanh long ruột trắng hơn thanh long ruột đỏ, tốt nhất là trái có kích cỡ nhỏ vừa phải (230 – 300gr/trái).
Để nhập Thanh Long vào Mỹ cần:
Phải được Cơ quan Kiểm dịch Mỹ (APHIS) chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn để nhập khẩu. xử lý chiếu xạ, họ cần thanh long sản xuất theo hướng hữu cơ.
Kiểm tra về dự lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng của cơ quan kiểm dịch Mỹ.

Có những nước có thể chỉ cần Phyto và Hun Trùng là đủ, Thường nhà nhập khẩu sẽ kêu một bên thứ ba tại Việt Nam cấp giấy chứng nhận chất lượng…
 
Quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
Quy trình xuất khẩu nông sản, trai cây
BƯỚC 5: Mr. A Ký hợp đồng chốt giá cả. thế là có thể chuẩn bị hàng lên xe thực hiện những bước mà nước xuất khẩu yêu cầu như giấy Kiểm dịch thực vật thì cần Show những gì, cần phải chiếu xạ hay xử lý nhiệt bao nhiêu độ C. Vì làm lần đầu nên Mr. A quyết định thuê một bên dịch vụ Forwarder để làm hàng thống nhất bộ chứng từ và quy trình thật gọn lẹ để tránh trì trệ rủi ro hư hàng. Việc còn lại là cho bên Forwarder tự làm toàn quy trình như chiếu xạ, xử lý nhiệt …họ sẽ có dịch vụ xử lý nhiệt, chiếu xạ cũng như đóng gói lô hàng nhãn mác đúng tiêu chuẩn để xuất khẩu luôn.
Như vậy việc của doanh nghiệp là phải đảm bảo chất lượng trái cây lên trên hết cũng như việc bảo quản hàng hóa tránh bị thiệt hại.

=> Trên đây mình nêu để các bạn nắm tổng quan quy trình xuất trái cây vào một nước thôi. Bạn có thể là trader thì xem quy trình trên. Còn bạn định làm Nông Dân thì xem thêm quy trình bên dưới về trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và Tiêu Chí Cấp Mã Số Vùng Trồng (cái này là để xuất vào các bên khó tính như Mỹ, Úc, Nhật…)

Lưu ý: thì thực tế có rất rất nhiều khó khăn các bạn à. Các bạn không thể không biết ít gì về kiến thức xuất nhập khẩu kiến thức về Incoterms, kiến thức về Thanh Toán Quốc Tế, kiến thức về Nông nghiệp, Kiến thức về bảo quản hàng, kiến thức về chọn giống, kiến thức đàm phán, kiến thức về Giá thị trường… Lúc này phải cần có đam mê, nỗ lực, niềm tin thì mới có thể thúc đẩy các bạn tiến tới để gặt hái quả ngọt được.
 
Quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
Quy trình xuất khẩu nông sản, trai cây
ÁP DỤNG QUY TRÌNH VIETGAP TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
A.    Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Vùng sản xuất theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch sản xuất của địa phương; được khảo sát, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, qui định hiện hành của nhà nước về các mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý.quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
           B.     Quản lý nguồn đất sử dụng trong sản xuất
Nên tiến hành lấy mẫu, phân tích và đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật thường xuyên để điều chỉnh hoặc có các biện pháp chống thoái hoá đất khi cần. - quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
C.    Giống cây trồng
Giống cây trồng sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng, thuộc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Khi sử dụng giống phải ghi chép về tên giống, cấp giống, nơi sản xuất giống, hoá chất xử lý hạt giống và mục đích xử lý (nếu có). - quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
D.    Phân bón cho cây trồng
Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam nhằm đảm bảo lợi ích cho cây trồng và sức khỏe con người. - quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
E.     Sử dụng nước tưới
Cần lấy từ nguồn nước sạch, tránh không dùng các loại nước thải, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất cây trồng theo VietGAP. - quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
F.     Hóa chất sử dụng ( thuốc bảo vệ thực vật)
Phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. - quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
G.    Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bao bì hoặc vật tư tiếp xúc trực tiếp với cây trồng phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm. Thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bao bì hay vật tư khác phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. - quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
Lợi ích của quy trình VietGAP trong sản xuất nông nghiệp
Quy trình VietGap được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm hóa học làm ảnh hưởng đến sự an toàn hay chất lượng sản phẩm, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch của nhà sản xuất. - quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
 
Quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
Quy trình xuất khẩu nông sản, trai cây
CẤP MÃ SỐ VÙNG TRỒNG

I. QUY TRÌNH CẤP MÃ SỐ VÙNG TRỒNG
(1) Tổ chức/cá nhân có nhu cầu xuất khẩu trái cây đệ trình yêu cầu lên Cục Bảo vệ thực vật (tại miền Bắc, Trung tâm KDTV SNK I phụ trách thực hiện công việc này).
(2) Cục Bảo vệ thực vật xem xét, rà soát các tài liệu do tổ chức/cá nhân đệ trình. Nếu các tài liệu cần thiết đã được đáp ứng, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng trái cây xin cấp mã số. Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của nước nhập khẩu, cán bộ của Cơ quan BVTV nước nhập khẩu có thể đi theo để cùng đánh giá.
(3) Sau khi kiểm tra và khảo sát, nếu vùng trồng đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí kỹ thuật, Cục BVTV sẽ tiến hành cấp mã số vùng trồng (Production Unit Code - P.U.C). Trong trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, Cục BVTV sẽ chỉ đạo các biện pháp khắc phục. Tổ chức/cá nhân xin cấp có thể tiếp tục đăng ký sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu;
(4) Cục BVTV sẽ thông báo kết quả và mã số vùng trồng cho tổ chức/ cá nhân đăng ký và gửi mã số đó sang Cơ quan BVTV Quốc gia của nước nhập khẩu. Riêng đối với thị trường Mỹ, Cơ quan BVTV của nước này sẽ cấp lại mã số IRADS (Irradiation Reporting and Accountability Database) dựa trên mã số P.U.C của Cục BVTV. Trường hợp xuất trái cây vào Mỹ, thùng hàng phải có đầy đủ thông tin của 2 loại mã số trên.
Việc cấp mã số vùng trồng trái cây xuất khẩu chỉ áp dụng cho một số thị trường khó tính như Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Anh và một số nước thuộc liên minh Châu Âu (EU).
II. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ CẤP MÃ SỐ CHO VÙNG TRỒNG
          1. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân xin cấp mã số
  • Tổ chức, cá nhân xin cấp mã số cho vùng trồng trái cây xuất khẩu phải gửi những bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau đây đến cơ quan Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu - Cục Bảo vệ thực vật: (1) Đơn xin cấp mã số vùng trồng; (2) Đối với doanh nghiệp, gửi đầy đủ thông tin cần thiết của người đại diện công ty (chứng minh thư (hộ chiếu), giấy đăng ký kinh doanh của công ty) với bản sao có công chứng; (3) Thông tin về người đại diện của vùng trồng xin cấp mã số (chứng minh thư (hộ chiếu), giấy chứng nhận qua lớp tập huấn về VietGAP) với bản sao có công chứng; (4) Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có).
          2. Yêu cầu diện tích và điều kiện canh tác trong vùng trồng
  • Diện tích vùng trồng có thể dao động từ 6 – 10 ha/mã; không được quá 12 ha/ mã để tiện cho việc quản lý;
  • Vùng trồng trái cây xuất khẩu có thể không có chứng nhận VietGAP hoặc chứng chỉ tương đương (GlobalGAP….) nhưng việc canh tác trong vùng phải tuân theo quy trình VietGAP hoặc các quy trình tương đương.
  • Vùng trồng xin cấp mã số phải là vùng sản xuất tập trung, không có nhà dân hoặc chợ, chăn thả gia súc, gia cầm trong bên trong vùng trồng.
  • Vùng trồng xin cấp mã số phải trồng duy nhất 1 loại giống cây ăn quả.
  • Không trồng xem các loại cây trồng cùng họ với cây trồng chính hoặc các cây ký chủ của các loài dịch hại là đối được KDTV của nước nhập khẩu theo kết quả của báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại (PRA).
          3. Yêu cầu về sổ sách ghi chép
  • Tổ chức, cá nhân đăng ký xin cấp mã số phải có sổ sách để đảm bảo việc ghi chép đầy đủ mọi tác động lên cây trồng trong 1 vụ canh tác (đốn tỉa, chăm sóc, bón phân, phun thuốc…) phải được ghi lại đầy đủ, rõ ràng.
  • Nếu vùng trồng gồm nhiều hộ gia đình thì mỗi hộ trong vùng trồng phải có 1 quyển sổ ghi chép, người đại diện của vùng trồng phải có trách nhiệm tổng hợp thông tin từ sổ ghi chép của từng thành viên trong mã số và ghi lại vào sổ chính để trình cơ quan quản lý khi được yêu cầu.
  • Yêu cầu về sổ sách là rất quan trọng nhằm phục vụ cho công tác giám sát, duy trì mã số cũng như truy xuất nguồn gốc khi trái cây có vấn đề ở nước nhập khẩu (dư lượng thuốc, dịch hại….).
          4. Yêu cầu về vệ sinh trên đồng ruộng
  • Xung quanh và bên trong vùng trồng phải sạch cỏ dại, đặc biệt là bao bì, chai lọ, túi nilon thuốc BVTV, phân bón, hoặc các loại giấy rác khác.
  • Phải có 1 khu vực riêng để tập kết và tiêu hủy bao bì, chai lọ, túi nilon thuốc BVTV, phân bón, hoặc các loại giấy rác của cả vùng trồng.
          5. Yêu cầu về thành phần dịch hại trong vùng sản xuất
  • Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành điều tra, thu mẫu và giám định thành phần dịch hại đang có trên vùng trồng trái cây xuất khẩu.
  • Vùng trồng trái cây chỉ được cấp mã khi không có loài dịch hại nào là đối tượng kiểm dịch thực vật (KDTV) của nước nhập khẩu theo kết quả của báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại (PRA) hoặc tổ chức/cá nhân xin cấp mã phải có biện pháp kiểm soát và phòng trừ đảm bảo loài dịch hại đó không xuất hiện trên đồng ruộng. Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ để giám sát vấn đề dịch hại.
          6. Yêu cầu về sử dụng thuốc BVTV trong vùng trồng xuất khẩu
  • Vùng trồng trái cây xuất khẩu phải sử dụng 1 bộ thuốc BVTV (thuốc trừ bệnh, trừ sâu và thuốc cỏ) đảm bảo không chứa các hoạt chất hóa học mà nước nhập khẩu cấm sử dụng.
  • Bộ thuốc sử dụng này phải được sự xác nhận của Chi cục Trồng trọt & BVTV địa phương.
Tới đây bài viết cũng khá dài rồi. Như vậy các bạn đọc tới đây thì cũng là nỗ lực tìm hiểu lắm rồi đấy. Thắc măc gì thì cứ liên hệ cho mình. Mình chỉ tư vấn được thủ tục xuất khẩu thôi nha, không giúp được các bạn về việc trồng các loại trái như thế nào đâu. Nên gọi hỏi VietGAP nha.

CƯỚC TÀU HÀNG LẠNH GIÁ TỐT VÀ UY TÍN LIÊN HỆ MÌNH NHÉ!


Vào Group FB và Fanpage của mình để cập nhật những thủ tục nhập khẩu mặt hàng mới với mình nhé:


Bài viết tham khảo thêm:

#Quy trình xuất khẩu nông sản, trái cây
Thắc mắc gì thì cứ liên hệ mình !!!
Đt/Zalo: 0947 632 371
nguyenngoctrai3333@gmail.com

1 comments:

  1. Mình sống ở tuyên quang, muốn xuất khẩu một sản phẩm của quê hương như cam sành hàm yên, bưởi diễn, bưởi soi hà, làm ơn tư vấn giúp mình. Email: namttgl@gmail.com, điện thoại: 0912119486

    ReplyDelete

 

Liên hệ hỗ trợ

Email us: nguyenngoctrai3333@gmail.com

Thành viên