Sunday, March 4, 2018

NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT KHẨU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT KHẨU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾNHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT KHẨU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT KHẨU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT KHẨU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể tham gia giao dịch. Rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong quá trình thực hiện giao dịch, và có thể xảy ra với bất cứ chủ thể nào: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu hay ngân hàng.
Rủi ro trong thanh toán quốc tế được phân thành nhiều loại, phụ thuộc vào các căn cứ khác nhau. Bài viết phân tích về rủi ro mà nhà xuất khẩu có thể gặp phải trong thanh toán quốc tế sau đây căn cứ vào các phương thức thanh toán quốc tế.
Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế mà nhà xuất khẩu có thể gặp phải.
·        Trong phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Khi tham gia phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhà xuất khẩu hay gặp những rủi ro sau:
Khi nhận được L/C từ ngân hàng thông báo, nếu nhà xuất khẩu kiểm tra các điều kiện chứng từ không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà xuất khẩu không thể đáp ứng được trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các yêu cầu đó không được thoả mãn, ngân hàng phát hành từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Lúc đó, nhà nhập khẩu sẽ có lợi thế để thương lượng lại về giá cả nằm ngoài các điều khoản của L/C và nhà xuất khẩu sẽ gặp bất lợi.
Trong thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C, ngân hàng chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà xuất khẩu cũng có thể bị ngân hàng mở L/C và người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà xuất khẩu.
Ngoài ra, do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễ dẫn đến những sai sót khi nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi ngân hàng xin thanh toán.
Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về quay về nước. Đồng thời, nhà xuất khẩu phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho… trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà nhập khẩu là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.
Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán.
Thư tín dụng có thể huỷ ngang có thể được ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ bất cứ lúc nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ mà không cần sự đồng ý của nhà xuất khẩu.
NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT KHẨU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT KHẨU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
        Trong phương thức nhờ thu

Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên nhập khẩu để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Trong phương thức này, nhà xuất khẩu có thể gặp rất nhiều rủi ro.
Đối với phương thức nhờ thu phiếu trơn:
Trường hợp nhà nhập khẩu vỡ nợ, thì nhà xuất khẩu sẽ chẳng bao giờ nhận được tiền thanh toán.
Trường hợp năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém, thì việc thanh toán sẽ dây dưa, chậm trễ và tốn kém.
Trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán, hoặc từ chối chấp nhận thanh toán, thì nhà xuất khẩu cũng sẽ không nhận được tiền thanh toán.
Đến hạn thanh toán hối phiếu hỳ hạn nhưng nhà nhập khẩu không thể thanh toán hoặc không muốn thanh toán (do tình hình tài chính, tình hình kinh doanh trở nên xấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra tòa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền.
Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất khẩu không chỉ nhờ Ngân hàng thu hộ tiền, mà còn nhờ Ngân hàng khống chế chứng từ hàng hóa đối với nhà nhập khẩu. Với cách khống chế theo bộ chứng từ này, quyền lợi của bên xuất khẩu được đảm bảo hơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người nhập khẩu. Tuy nhiên, trong phương thức thanh toán này vẫn có thể xảy ra rủi ro đối với người xuất khẩu. Người xuất khẩu thông qua Ngân hàng giữ hộ số hồ sơ hàng hóa mới chỉ đảm bảo được quyền sở hữu hàng hóa của mình, chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người nhập khẩu. Người nhập khẩu có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hàng hóa (không cần nhận hàng), không thanh toán khi giá cả trên thị trường biến động dẫn đến bất lợi cho người xuất khẩu trong việc giải tỏa hàng hóa và gặp rủi ro trong việc tiêu thụ hàng hóa.
·        Trong phương thức chuyển tiền
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.
Rõ ràng là, trong thanh toán bằng việc chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chỉ của người nhập khẩu. Người nhập khẩu sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tính dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người xuất khẩu. Đó là rủi ro mà nhà xuất khẩu có thể gặp phải trong phương thức thanh toán này.
Giải pháp phòng chống rủi ro trong thanh toán quốc tế cho nhà xuất khẩu
Khi tham gia thanh toán quốc tế, cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu đều có khả năng gặp rủi ro tương đương nhau. Vì vậy, khi tham gia thương mại quốc tế nói chung, các bên đều cần nghiên cứu kỹ về đối tác của mình, cũng như ngân hàng của đối tác, và xem xét kỹ hợp đồng, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Riêng với nhà xuất khẩu, rủi ro lớn nhất là khách hàng không thanh toán, hoặc thanh toán chậm. Do đó, để giảm các rủi ro, người xuất khẩu nên:
Thứ nhất, lựa chọn loại hình thanh toán an toàn. Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Nhà xuất khẩu cần cân nhắc kỹ rủi ro, kết hợp với việc nghiên cứu tư cách của khác hàng để lựa chọn cho mình phương thức phù hợp.
Thứ hai, đồng tiền được lựa chọn để thanh toán cần có tính ổn định cao. Trong trường hợp đồng tiền thanh toán tăng, người nhập khẩu sẽ bị thiệt hại, dẫn đến rủi ro người nhập khẩu không thanh toán hoặc hủy hợp đồng. Nếu tỷ giá giảm, số tiền được thu bằng đồng nội tệ của người xuất khẩu lại ít đi. Do đó, việc lựa chọn đồng tiền có tỷ giá ổn định là điều hết sức quan trọng.
Thứ ba, cần quy định rõ thời hạn thanh toán và hình thức xử phạt nếu không tuân thủ. Hợp đồng cũng cần quy định rõ cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, các khoản phụ phí: phí bốc dỡ hàng, phí tu chỉnh L/C…cũng nên được quy định rõ trong hợp đồng...

NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT KHẨU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT KHẨU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Ví dụ:
Năm 2014, công ty có làm ăn với khách hàng Algeria, bán lô hàng 3conts đi cảng Port of Alger, bán giá CIF đó chứ, (bạn nào quên CIF là gì Lần đầu giao dịch mua bán, cũng lựa chọn phương án L/C trả ngay cho thanh toán, vì không thật tin nhau, là an toàn hơn cả.
Hàng hóa chuẩn bị xong, book tàu, đóng hàng và tàu chạy. Mọi chứng từ xuất nhập khẩu được hoàn thiện thật nhanh, nên vèo cái tàu đi được 2 ngày là có đủ bộ chứng từ rồi. Xuất trình cho ngân hàng Việt Nam kiểm tra và gửi chứng từ gốc, đòi tiền ngân hàng phát hành bên Algeria.
Bộ chứng từ hoàn hảo, đã gửi đi. 5 ngày, LC trả ngay đó, theo UCP là chúng tớ nhận được tiền đó. Thế nhưng, 5 ngày, 10 ngày, rồi 30 ngày. 1 điện, 2 điện rồi 5 điện swift đòi tiền mà không có hồi âm, khá lo lắng. Các bạn ạ, luật là thế, nhưng thực tế ra sao, bạn thấy rồi đó. Và cả hơn 1 tháng nhà xuất khẩu mới nhận được tiền của lô hàng, may mắn làm sao. Sau đó, công ty Việt Nam cũng cạch mặt khách hàng Algeria này tới già luôn!
Câu chuyện là gì? Ngân hàng Algeria đã tự ý giải phỏng hàng cho khách hàng đem đi tiêu thụ mà không hề bắt người mua trả đủ tiền cho LC để chuyển cho bên xuất khẩu Việt Nam. Ngân hàng Algeria im lặng, không feedback ngân hàng Việt Nam. Đó, với một số thị trường, đặc biệt châu Phi, L/C cũng không phải là thứ an toàn HOÀN HẢO để doanh nghiệp xuất khẩu tin tưởng tuyệt đối. Phép vua có bị thua lệ làng? Khi mà luật lệ quốc tế được “địa phương hóa” theo quan điểm, ý thích và hành động đơn lẻ của một số đất nước.
Các đơn vị xuất khẩu của Việt Nam cần cân nhắc cẩn thận trước khi mua bán với các đối tác khối châu Phi. Để đảm bảo cho sự an toàn về thanh toán, dù cho có mở L/C, doanh nghiệp của Việt Nam hãy yêu cầu ngân hàng phát hành bên nước ngoài chỉ định thêm 1 ngân hàng trung gian xác nhận lại LC trên (chọn các ngân hàng lớn như HSBC, JP Morgan hay Standard Charter…). LC của bạn sẽ an toàn 2 lần, có sự cam kết thanh toán. Mất thêm một chút phí xác nhận, nhưng đổi lại chúng ta nhận được sự hỗ trợ và cam kết cao nhất của những ngân hàng thuộc tốp đầu thế giới.
Xem thêm:
Các loại phương thức thanh toán quốc tế
Người mới xuất khẩu nên dùng phương thức thanh toán quốc tế nào
Thanh toán quốc tế là gì

#NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT KHẨU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

0947 632371 (Trai)
nguyenngoctrai3333@gmail.com

0 comments:

Post a Comment

 

Liên hệ hỗ trợ

Email us: nguyenngoctrai3333@gmail.com

Thành viên