Thủ tục nhập khẩu vải may măc |
THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẢI MAY MẶC
Thủ tục nhập khẩu vải may mặc
Với kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc thực tế từ Trung Quốc về Việt Nam mới nhất 2018 thì mình xin chia sẽ với các bạn về thủ tục nhập khẩu vải. Đối với những bạn có kinh nghiệm, bạn sẽ thực hiện rất nhanh, nhưng nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, để tránh những sai sót, tiết kiệm thời gian chi phí thì mình xin chia sẽ kinh nghiệm thực tế của bản thân mình khi làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc.
Thì đầu tiên xin chúc mừng ai đang nhập khẩu vải may mặc vì đối với mặt hàng vải là mặt hàng không thuộc diện cấm nhập khẩu về Việt Nam, cũng không cần xin giấy phép nhập khẩu hay các giấy phép con gì cả => nhập khẩu như hàng thông thường.
Trước đây việc nhập khẩu vải phải được kiểm tra chất lượng theo thông tư 32/2009/TT-BCT, nhưng hiện tại đã bãi bỏ. - thủ tục nhập khẩu vải may mặc
Thuế nhập khẩu, HS code, C/O - thủ tục nhập khẩu vải may mặc
Đối với vải thì có rất nhiều loại và chia ra các mã HS code khác nhau: mình vừa làm lô hàng vải len (95% wool và 5% polyester) mã HS là 51121100 thuế nhập khẩu là 12% VAT 10%, ngoài ra vải sợi polyester 100% mã HS là 54023300 thuế nhập khẩu là 3% VAT 10%, Vải dệt thoi khổ hẹp làm từ 100% bông (cotton) hoặc tơ tằm (silk) có mã HS là 58061020, 58061010 có thuế nhập khẩu 12% VAT 10%.
Thủ tục nhập khẩu vải may mặc |
Thủ tục nhập khẩu vải may mặc |
Bộ chứng từ làm Thủ Tục Hải Quan - thủ tục nhập khẩu vải may mặc
Vì hàng vải nhập bình thường nên bộ chứng từ thủ tục nhập khẩu vải may mặc bao gồm:
- · Hợp đồng
- · Invoice
- · Packing List
- · Bill of Lading
- · C/O (form E nếu Trung Quốc)
Bộ chứng từ nhập khẩu vải may mặc thế này là đã tương đối đầy đủ rồi.
Khai tên hàng của vải - thủ tục nhập khẩu vải may mặc
Những người lần đầu nhập vải may mặc khi khai tên hàng với Hải Quan rất dễ bị bắt bẻ, vì thế mình khuyên bạn nên xin thông tin nhà sản xuất đầy đủ để có thể khai tên hàng một cách chi tiết chính xác nhất, như xin:
- · Tên hàng
- · Thành phần chất liệu: bao nhiêu wool, bao nhiêu poly, làm từ lông gì…
- · Công nghệ dệt (dệt thoi, dệt kim, hay không dệt)
- · Công dụng làm gì: may mặc, màn cửa, lau nhà…
- · Khổ vải: chiều dài, trọng lượng, chiều rộng
- · Mật độ sợi hoặc định lượng
Như vậy là bạn đã có thể hoàn thành thủ tục nhập khẩu vải may mặc rồi, tóm lại việc nhập khẩu vải về Việt Nam không có gì phức tạp, thực hiện rất nhanh và gọn nếu bạn có kinh nghiệm còn không sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức.
#Thủ tục nhập khẩu vải may mặc
Mọi chi tiết xin liên hệ với mình.
Mọi chi tiết xin liên hệ với mình.
Điện thoại: 0947 632 371 (Mr.Trai)
Mail: nguyenngoctrai3333@gmail.com
Trân Trọng.
0 comments:
Post a Comment